Vật liệu - Kim loại công nghiệp: Thái Lan gỡ bỏ thuế CBPG đối với tôn mạ của Việt Nam

Nguồn: HSC

Thái Lan gỡ bỏ thuế CBPG đối với tôn mạ của Việt Nam

 

 ,

Tóm tắt

  • Cục Phòng vệ Thương mại đã nhận được thông tin Thái Lan đã gỡ bỏ thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với các sản phẩm tôn mạ hợp kim nhôm kẽm (tôn mạ kẽm), có hiệu lực từ ngày 23/3/2022, nhập khẩu từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng.
  • Mức thuế này khiến sản lượng xuất khẩu các sản phẩm tôn thép của Việt Nam sang Thái Lan giảm mạnh xuống 30.000 tấn/năm (khoảng 2% sản lượng xuất khẩu của những sản phẩm này).
  • Việc gỡ bỏ thuế CBPG đối với tôn mạ kẹm sẽ tác động tích cực lên các doanh nghiệp xuất khẩu tôn của Việt Nam, bao gồm HPG, HSG và NKG. Chúng tôi đánh giá tích cực đối với thông tin này trong bối cảnh nhu cầu hiện đang ở mức thấp tại một số thị trường.
  • HSC đang xem xét lại khuyến nghị đối với 3 công ty thép chúng tôi theo dõi.

Bối cảnh và tác động của CBPG từ năm 2017 tới nay

Thuế CBPG đối với từng công ty

Lưu ý, vào ngày 18/9/2015, DFT đã bắt đầu cuộc điều tra CBPG đối với 2 sản phẩm tôn mạ hợp kim nhôm kẽm và tôn mạ màu của Việt Nam.

Ngày 25/3/2017, Bộ Ngoại thương Thái Lan đã ra quyết định cuối cùng, quyết định áp thuế CBPG từ 4,3%-60,26% đối với tôn mạ hợp kim nhôm và từ 6,2%-40,49% đối với tôn mạ màu nhập khẩu từ Việt Nam. Thuế CBPG đã có hiệu lực được 5 năm tính đến ngày 24/3/2022.

Chúng tôi tóm tắt thông tin chi tiết về mức thuế suất thuế CBPG đối với từng công ty trong Bảng 1-2. Theo biểu thuế CBPG, NKG và HSG chịu mức thuế thấp nhất lần lượt 4,3% và 6,63% đối với sản phẩm tôn mạ kẽm và lần lượt 6,2% và 6,47% đối với tôn mạ màu.

Lưu ý, tại thời điểm áp dụng thuế CBPG vào năm 2017, HPG không sản xuất sản phẩm tôn thép. Do đó, khi HPG đưa ra thị trường sản phẩm tôn mạ đầu tiên vào năm 2018, mức thuế suất thuế CBPG được áp dụng là mức cao nhất, 60,26% đối với tôn mạ kẽm và 40,49% đối với sản phẩm tôn mạ màu.

Đến năm 2022, sản lượng tiêu thụ tôn của HPG tăng lên 328.526 tấn, vẫn chỉ chiếm 4% tổng sản lượng tiêu thụ thép của Công ty nhưng chiếm 7,8% tổng sản lượng sản xuất tôn của Việt Nam trong năm 2022 (Bảng 3). Từ đó, HPG trở thành một trong 5 doanh nghiệp sản xuất tôn lớn nhất Việt Nam. HSG dẫn đầu với thị phần 28,7%, NKG đứng thứ 3 với thị phần 16,9%.

Sản lượng xuất khẩu từ Việt Nam sang Thái Lan

Sau khi áp dụng thuế CBPG, sản lượng xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan rất nhỏ. Cụ thể như sau:

  • Trong năm 2019, tổng sản lượng xuất khẩu 2 sản phẩm này của Việt Nam sang Thái Lan chỉ là 8.700 tấn.
  • Trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 tại Trung Quốc, Thái Lan đã giảm nhập khẩu từ Trung Quốc và tăng sản lượng nhập khẩu từ Việt Nam. Nhờ đó, tổng sản lượng xuất khẩu 2 sản phẩm này của Việt Nam tăng lên 28.000 tấn.
  • Trong năm 2021-2022, số liệu công khai chưa được công bố, nhưng sau khi nghiên cứu, chúng tôi ước tính sản lượng tiêu thụ 2 sản phẩm này dao động trong khoảng 20.000-30.000 tấn/năm.
  • Theo tính toán của chúng tôi, sản lượng xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 6,7% tổng sản lượng nhập khẩu của Thái Lan đối với 2 sản phẩm này trong năm 2020.
  • Trong khi đó, sản lượng xuất khẩu các sản phẩm này sang Thái Lan chỉ chiếm khoảng 2% tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2020.
  • Chúng tôi không có thông tin chính xác của từng công ty về sản lượng xuất khẩu các sản phẩm này sang Thái Lan. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng sản lượng xuất khẩu hiện đang rất nhỏ.

Thay đổi thuế CBPG và tác động trong thời gian tới

Cập nhật thay đổi thuế CBPG

Cục Ngoại thương Thái Lan Thái Lan đã gỡ bỏ thuế CBPG đối với các sản phẩm tôn mạ kẽm nhập khẩu từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng từ ngày 25/3/2017 đến ngày 24/3/2022. Chính sách thuế này đã hết hiệu lực vào ngày 24/3/2022, trong khi quá trình xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng được thực hiện vào tháng 6/2023. Do đó, các khoản thuế CBPG mà các doanh nghiệp đã nộp trong giai đoạn từ ngày 25/3/2022 đến tháng 6/2023 sẽ được hoàn trả.

Tuy nhiên, thuế CBPG áp dụng đối với các sản phẩm tôn mạ màu của Việt Nam vẫn sẽ giữ nguyên trong 5 năm tới, gia hạn đến ngày 24/3/2027.

Tác động đối với từng công ty thép

Với động thái này, tất cả các doanh nghiệp sản xuất tôn thép niêm yết bao gồm HPG, HSG, NKG sẽ được hưởng lợi. Mặc dù chỉ xuất khẩu một phần rất nhỏ các sản phẩm này sang Thái Lan (khoảng 2%), việc gỡ bỏ thuế CBPG đối với các sản phẩm tôn mạ sẽ tạo ra một thị trường xuất khẩu tiềm năng cho những công ty này. Chúng tôi cho rằng tác động sẽ trở nên rõ ràng hơn trong giai đoạn nhu cầu ở mức yếu hiện nay tại một số thị trường lớn khác, cả trong nước và xuất khẩu.

HSG và NKG chịu mức thuế CBPG thấp nhất lần lượt là 4,3% và 6,63% đối với sản phẩm tôn mạ kẽm trong khi HPG chịu mức thuế cao nhất là 60,26%. Sau khi gỡ bỏ mức thuế này, doanh nghiệp hưởng lợi lớn nhất theo lý thuyết sẽ là HPG. Tuy nhiên, lợi ích chính xác sẽ phụ thuộc vào tỷ trọng xuất khẩu của từng công ty sang Thái Lan trong thời gian tới.

Khuyến nghị

Giá cổ phiếu của tất cả các công ty thép niêm yết đã tăng 5-6% trong tuần trước, sau khi HPG công bố sản lượng tiêu thụ tích cực trong tháng 5/2023 và giá HRC của Trung Quốc hồi phục. Giá cổ phiếu của những công ty này cũng tăng tốt hơn so với kỳ vọng của chúng tôi.

HSC đang xem xét lại khuyến nghị và giá mục tiêu đối với 3 công ty: HPG, HSG và NKG.