Vĩ mô đầu tuần: Doanh số bán lẻ Việt Nam nhiều khả năng giảm hơn 7% trong tháng 10

Nguồn: HSC

Doanh số bán lẻ Việt Nam nhiều khả năng giảm hơn 7% trong tháng 10

 

 

Tóm tắt

  • Tại Việt Nam, doanh số bán lẻ hàng hóa & dịch vụ nhiều khả năng sẽ giảm 7,8% trong tháng 10/2022 do mức nền cao cùng kỳ năm ngoái sau khi Việt Nam gỡ bỏ các biện pháp phong tỏa. Tỷ giá USD/VND tăng lên 24.515 (tăng 1,955%), cho thấy áp lực lên thị trường ngoại hối vẫn tiếp diễn trong tuần thứ 10 liên tiếp.
  • Chỉ số PMI sơ bộ tháng 10/2022 nhiều khả năng sẽ cho thấy hoạt động sản xuất tại Mỹ chững lại; hoạt động dịch vụ và sản xuất tại khu vực Eurozone tiếp tục sụt giảm.
  • Về mặt chính sách tiền tệ, ECB nhiều khả năng sẽ tiếp tục nâng 75 điểm cơ bản lãi suất chính sách lên 2%, do lạm phát tăng cao kỷ lục 9,9% trong tháng 9/2022.
  • GDP Q3/2022 của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng 3,4%, trong khi GDP của Mỹ nhiều khả năng sẽ hồi phục 2,1% so với sụt giảm trong Q1 & Q2/2022.

Các số liệu kinh tế vĩ mô chính công bố trong tuần

Những thông tin toàn cầu chính trong tuần này bao gồm GDP Q3/2022 của Mỹ và Trung Quốc, chỉ số PMI sơ bộ tháng 10/2022 và quyết định lãi suất chính sách của ECB. Tại Trung Quốc, sau khi chậm trễ công bố dữ liệu trong tuần trước, GDP Q3/2022 được dự báo sẽ tăng mạnh 3,4% so với cùng kỳ so với tăng 0,4% so với cùng kỳ trong Q2/2022, bất chấp các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt. Chỉ số PMI sơ bộ tháng 10/2022 được dự báo cho thấy hoạt động sản xuất tại Mỹ tăng trưởng chậm lại trong khi hoạt động sản xuất & dịch vụ tại khu vực Eurozone tiếp tục sụt giảm.

Tại Mỹ, GDP Q3/2022 được dự báo sẽ tăng 2,1%, sau khi giảm 2 quý liên tiếp trong nửa đầu năm 2022. Về mặt chính sách, thị trường dự báo ECB có thể sẽ tiếp tục nâng 75 điểm cơ bản lãi suất chính sách lên 2% do áp lực lạm phát tiếp tục gia tăng.

Tổng cục Hải quan Việt Nam sẽ công bố số liệu kinh tế tháng 10/2022 vào thứ bảy. HSC kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng chậm lại 5,3% so với cùng kỳ trong tháng 10/2022, kim ngạch nhập khẩu sẽ đạt mức cao hơn là 8,1% so với cùng kỳ do mức nền thấp cùng kỳ năm ngoái. Về mặt giá cả, chúng tôi dự báo CPI sẽ tăng 4,5% so với cùng kỳ trong tháng 10/2022 (vượt mục tiêu 4,0% của NHNN), do mức nền thấp cùng kỳ năm ngoái và áp lực liên tục từ giá lương thực & thực phẩm. Doanh số bán lẻ hàng hóa & dịch vụ được dự báo sẽ giảm 7,8% so với cùng kỳ trong tháng 10/2022 do mức nền cao cùng kỳ năm ngoái sau khi Việt Nam gỡ bỏ các biện pháp phong tỏa giúp giải tỏa nhu cầu bị dồn nén. Tỷ giá USD/VND giao ngay (niêm yết tại VCB) đã tăng lên 24.515đ (tăng 1,955%), tiếp tục cho thấy áp lực lên thị trường ngoại hối vẫn tiếp diễn trong tuần thứ 10 liên tiếp. Trong khi đó, chỉ số VNIndex giảm 4% (so với tăng 2,5% trong tuần trước), đóng cửa tại 1.019,82.

1. Thế giới

Những thông tin toàn cầu chính trong tuần này bao gồm GDP Q3/2022 của Mỹ và Trung Quốc, chỉ số PMI sơ bộ tháng 10/2022 và quyết định lãi suất chính sách của ECB. Tại Trung Quốc, GDP Q3/2022 được dự báo sẽ tăng mạnh 3,4% so với cùng kỳ so với tăng 0,4% so với cùng kỳ trong Q2/2022, bất chấp các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt. Chỉ số PMI sơ bộ tháng 10/2022 được dự báo sẽ cho thấy hoạt động sản xuất tại Mỹ tăng trưởng chậm lại trong khi hoạt động sản xuất & dịch vụ tại khu vực Eurozone sẽ tiếp tục sụt giảm. Tại Mỹ, GDP Q3/2022 được dự báo sẽ tăng 2,1%, sau khi giảm 2 quý liên tiếp trong nửa đầu năm 2022. Về mặt chính sách, thị trường dự báo ECB có thể sẽ tiếp tục nâng 75 điểm cơ bản lãi suất chính sách lên 2% do áp lực lạm phát tiếp tục gia tăng.

Mỹ

  • Chỉ số PMI sơ bộ tháng 9/2022

Trong tháng 10/2022, thị trường dự báo chỉ số PMI sản xuất sẽ giảm xuống 51 từ 52, trong khi chỉ số PMI dịch vụ được dự báo sẽ giảm nhẹ xuống 49,2 từ 49,3.

Lưu ý, trong tháng 9/2022, chỉ số PMI sản xuất tăng lên 52 so với 51,5 trong tháng 8, trong đó, sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng trưởng trở lại và doanh nghiệp mở rộng lực lượng nhân sự, mặc dù tình trạng thiếu hụt lao động vẫn tiếp tục cản trở khả năng thực hiện các đơn đặt hàng mới.

Chỉ số PMI dịch vụ tháng 9/2022 tiếp tục sụt trong tháng thứ 3 liên tiếp. Sản lượng nhìn chung chỉ giảm nhẹ, trong khi đó số lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại, nhờ doanh số trong nước hỗ trợ xu hướng tăng, nhưng hoạt động xuất khẩu mới tiếp tục giảm. Về mặt tích cực, kỳ vọng về nhu cầu khách hàng cải thiện và lạm phát đạt đỉnh đã củng cố kỳ vọng về hoạt động kinh doanh trong năm tới.

  • GDP Q3/2022

GDP Q3/2022 được dự báo sẽ tăng 2,1%, sau 2 quý giảm liên tiếp trong 6 tháng đầu năm 2022.

Lưu ý, GDP của Mỹ giảm 0,6% trong Q2/2022, cho thấy nền kinh tế Mỹ đã bước vào một cuộc suy thoái về mặt kỹ thuật, sau khi giảm 1,6% trong Q1/2022. Tuy nhiên, Fed gần đây dự báo GDP sẽ tăng trưởng nhẹ 0,2% trong năm 2022, do chính sách nâng mạnh lãi suất nhiều khả năng sẽ khiến nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng.

Khu vực Eurozone

  • Lãi suất chính sách

Các nhà hoạch định chính sách của ECB lo ngại về chi phí tăng vọt, trong đó, lạm phát có thể sẽ vượt mục tiêu của ECB trong một thời gian dài. ECB đã nâng lãi suất cao hơn dự kiến, ở mức 75 điểm cơ bản, trong tháng 9/2022 và cho thấy những dấu hiệu sẽ tiếp tục nâng lãi suất trong cuộc họp tuần này. Theo đó, thị trường đã phản ánh mức tăng 75 điểm cơ bản vào chỉ số.

  • Chỉ số PMI sơ bộ tháng 9/2022

Thị trường dự báo sẽ diễn ra nhiều xu hướng tiêu cực trong khu vực Eurozone. Trong tháng 10/2022, thị trường dự báo cả chỉ số PMI sản xuất & dịch vụ sẽ giảm nhẹ xuống lần lượt 47,8 và 48,4.

Trong tháng trước, chỉ số PMI sản xuất giảm xuống 48,4 so với 49,6 trong tháng 8/2022. Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới sẽ tiếp tục sụt giảm do giá năng lượng tăng cao trong một số trường hợp. Nhu cầu hàng hóa tại khu vực Eurozone giảm mạnh do lạm phát tăng cao và bất ổn kinh tế làm giảm nhu cầu của khách hàng. Về mặt giá cả, áp lực lạm phát gia tăng do chi phí năng lượng tăng. Trong khi đó, niềm tin kinh doanh giảm, khiến doanh nghiệp phải tiếp tục cắt giảm mua hàng với kỳ vọng tình hình sẽ trở nên khó khăn hơn.

Chỉ số PMI dịch vụ giảm xuống 48,8 từ 49,8 trong tháng 8/2022. Số lượng doanh nghiệp mới tiếp tục giảm. Tình hình nhu cầu thấp được thể hiện qua lượng công việc tồn đọng sụt giảm. Trong khi đó, áp lực về giá đã gia tăng trong tháng 9/2022. Cuối cùng, niềm tin kinh doanh giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu dịch COVID19.

Trung Quốc

  • GDP Q3/2022

GDP của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng mạnh hơn, ở mức 3,4% so với cùng kỳ trong Q3/2022, bất chấp các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt. Lưu ý, GDP của Trung Quốc tăng 0,4% so với cùng kỳ trong Q2/2022, tăng chậm lại so với mức tăng 4,8% so với cùng kỳ trong Q1/2022 và là mức tăng chậm nhất kể từ Q1/2020, sau làn sóng COVID-19 đầu tiên tại Vũ Hán. Trong nửa đầu năm 2022, GDP Trung Quốc tăng 2,5% so với cùng kỳ. Bắc Kinh đặt mục tiêu GDP tăng trưởng khoảng 5,5% trong năm 2022, sau khi tăng trưởng 8,1% trong năm 2021, mức tăng mạnh nhất trong gần một thập kỷ sau khi tăng trưởng 2,2% trong năm 2020. Để thúc đẩy nền kinh tế, chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực đưa ra một loạt các biện pháp kích thích bao gồm duy trì lãi suất chính sách ở mức thấp, cắt giảm thuế cho các doanh nghiệp và đẩy mạnh đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng.

2. Việt Nam

Tổng cục Hải quan sẽ công bố số liệu thương mại tháng 10/2022 vào thứ bảy. HSC kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng vừa phải 5,3% so với cùng kỳ trong khi kim ngạch nhập khẩu sẽ tăng 8,1% so với cùng kỳ do mức nền thấp cùng kỳ năm ngoái. Về mặt giá cả, chúng tôi kỳ vọng CPI sẽ tăng dưới áp lực chi phí lương thực & thực phẩm. Doanh số bán lẻ hàng hóa & dịch vụ nhiều khả năng sẽ giảm 7,8% so với cùng kỳ trong tháng 10/2022, so với mức nền cao cùng kỳ năm ngoái sau khi Việt Nam gỡ bỏ các biện pháp phong tỏa. Tỷ giá USD/VND giao ngay (niêm yết tại VCB) đã tăng lên 24.515đ (tăng 1,955%), tiếp tục cho thấy áp lực lên thị trường ngoại hối vẫn tiếp diễn trong tuần thứ 10 liên tiếp. Trong khi đó, chỉ số VNIndex giảm 4% (so với tăng 2,5% trong tuần trước), đóng cửa tại 1.019,82.

Số liệu kinh tế tháng 10/2022

  • Hoạt động thương mại

HSC ước tính kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng vừa phải 5,3% so với cùng kỳ trong tháng 10/2022 trong khi kim ngạch nhập khẩu sẽ tăng 8,1% so với cùng kỳ do mức nền thấp cùng kỳ năm ngoái (Mời xem: Hoạt động thương mại tháng 9/2022 chững lại, dự báo Q4/2022 kém khả quan, ngày 21/10/2022, HSC).

  • Lạm phát

HSC kỳ vọng lạm phát sẽ tăng 4,5% so với cùng kỳ trong tháng 10/2022 (vượt mục tiêu 4,0% của NHNN), do mức nền thấp cùng kỳ năm ngoái và áp lực liên tục từ chi phí lương thực & thực phẩm, nhà ở & vật liệu xây dựng và giao dục (Mời xem: Lạm phát tháng 9/2022 tăng do chi phí giáo dục tăng, ngày 6/10/2022, HSC).

  • Doanh số bán lẻ hàng hóa & dịch vụ

HSC dự báo doanh số bán lẻ hàng hóa & dịch vụ sẽ giảm 7,8% so với cùng kỳ trong tháng 10/2022 do mức nền cao cùng kỳ năm ngoái khi Việt Nam nới lỏng các biện pháp phong tỏa từ đó giải tỏa nhu cầu bị dồn nén.