Vĩ mô đầu tuần: Số liệu kinh tế tháng 10/2023 của Trung Quốc

              Nguồn: HSC

Số liệu kinh tế tháng 10/2023 của Trung Quốc

 

 

  • CPI của Trung Quốc dự kiến tăng 0,2%, so với 0% trong tháng trước. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu nhiều khả năng sẽ giảm trong tháng 10/2023 trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu chững lại.
  • Tại Mỹ, niềm tin tiêu dùng dự kiến sẽ duy trì ở mức thấp trong 5 tháng.
  • Kim ngạch xuất khẩu tháng 10/2023 tại Việt Nam dự dự báo tăng 5,9%, so với tăng 2,1% trong tháng 9/2023, trong khi kim ngạch nhập khẩu nhiều khả năng tăng 5,2%, so với tăng 0,3% trong tháng trước.
  • Sau khi Fed giữ nguyên lãi suất chính sách, đồng USD suy yếu và VND đã tăng giá trong tuần trước, kết thúc 4 tuần mất giá liên tiếp so với đồng USD.
 
Các số liệu kinh tế vĩ mô chính công bố trong tuần
 
Những thông tin chính trong tuần bao gồm số liệu lạm phát và hoạt động thương mại tháng 10/2023 tại Trung Quốc. Thị trường dự báo lạm phát Trung Quốc sẽ tiếp tục ở mức thấp trong tháng 10/2023 trong bối cảnh hoạt động thương mại nhiều khả năng sẽ tiếp tục sụt giảm do nhu cầu quốc tế yếu. Tại Mỹ, niềm tin tiêu dùng dự kiến duy trì ở mức thấp trong 5 tháng.
 
Tổng cục Hải quan Việt Nam sẽ công bố số liệu thương mại tháng 10/2023 vào thứ năm. Kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu được dự báo sẽ tăng lần lượt 5,9% và 5,2% so với cùng kỳ, so với tăng lần lượt 2,1% và 0,3% trong tháng 9/2023. Ngoài ra, thương mại được dự báo sẽ vẫn ghi nhận thặng dư trong tháng thứ 17 liên
tiếp.
 
Trong khi đó, tỷ giá USD/VND giao ngay (niêm yết tại VCB) giảm xuống 24.505 (giảm 0.163%), kết thúc áp lực tăng sau 4 tuần liên tiếp. Trong khi đó, chỉ số VN Index tăng 3,3% (so với giảm 4,7% trong tuần trước đó), đóng cửa tại 1.076,78.
 

Thế giới
 
Những thông tin chính trong tuần bao gồm số liệu lạm phát và hoạt động thương mại tháng 10/2023 tại Trung Quốc. Hoạt động thương mại của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục chững lại do nhu cầu quốc tế yếu. Tại Mỹ, niềm tin tiêu dùng dự kiến duy trì ở mức thấp trong 5 tháng.
 
Mỹ
 
Niềm tin tiêu dùng tháng 11/2023
 
Chỉ số niềm tin tiêu dùng dự kiến tăng nhẹ lên 64 trong tháng 11/2023. Chỉ số niềm tin tiêu dùng được điều chỉnh tăng lên 63,8 trong tháng 10/2023 nhưng vẫn giảm mạnh so với mức 68,1 trong tháng 9/2023 xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2023. Điều này cho thấy kỳ vọng về điều kiện kinh doanh đang suy yếu và lo ngại về tài chính cá nhân của người tiêu dùng.
 
Trung Quốc
 
Lạm phát tháng 10/2023
 
Thị trường dự báo lạm phát tại Trung Quốc sẽ tăng 0,2% so với cùng kỳ trong tháng 10/2023
 
CPI đi ngang trong tháng 9/2023, sau khi tăng 0,1% so với cùng kỳ trong tháng 8/2023. Áp lực giảm phát dai dẳng ở Trung Quốc làm gia tăng lo ngại về tính bền vững của quá trình phục hồi kinh tế do nhu cầu kém tích cực. Lạm phát thực phẩm giảm 3,2% so với cùng kỳ, do giá thịt lợn giảm mạnh hơn (giảm 22% so với cùng kỳ). Trong khi đó, lạm phát phi thực phẩm tăng 0,7% so với cùng kỳ, do giá gia tăng đối với quần áo (tăng 1,1% so với cùng kỳ), nhà ở (tăng 0,2% so với cùng kỳ). Ngoài ra, lạm phát giao thông giảm chậm lại (giảm 1,3% so với cùng kỳ).
 
Hoạt động thương mại tháng 10/2023
 
Thị trường dự báo hoạt động thương mại tại Trung Quốc sẽ tiếp tục sụt giảm trong tháng 10/2023 do nhu cầu toàn cầu yếu.
 
Kim ngạch xuất khẩu từ Trung Quốc giảm 6,2% so với cùng kỳ trong tháng 9/2023, cải thiện so với giảm 8,8% so với cùng kỳ trong tháng 8/2023 nhưng là tháng giảm thứ 5 liên tiếp của kim ngạch xuất khẩu. Kết quả này cho thấy thương mại của Trung Quốc vẫn gặp khó khăn trong bối cảnh nhu cầu quốc tế phức tạp và đầy thách thức. Trong số các đối tác thương mại lớn, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ (giảm 9,3% so với cùng kỳ), ASEAN (giảm 15,8% so với cùng kỳ), EU (giảm 11,6% so với cùng kỳ), Nhật Bản (giảm 6,4% so với cùng kỳ), Hàn Quốc (giảm 7,0% so với cùng kỳ) và Đài Loan (giảm 4,1% so với cùng kỳ) sụt giảm. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu sang Nga tăng 21% so với cùng kỳ.
 
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu vào Trung Quốc giảm 6,2% so với cùng kỳ, giảm chậm lại so với mức giảm 7,3% so với cùng kỳ trong tháng 8/2023 và là tháng giảm thứ 8 kể từ đầu năm. Trong số các đối tác thương mại lớn, kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ (giảm 12,6% so với cùng kỳ), ASEAN (giảm 7,0% so với cùng kỳ), Nhật Bản (giảm 13,7% so với cùng kỳ), Hàn Quốc (giảm 14,8% so với cùng kỳ) và Đài Loan (giảm 14,8% so với cùng kỳ) sụt giảm. Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu từ EU (tăng 0,6% so với cùng kỳ), Úc (tăng 4,9% so với cùng kỳ) và Nga (tăng 12,7% so với cùng kỳ) gia tăng
 
Việt Nam
 
Tổng cục Hải quan Việt Nam sẽ công bố số liệu thương mại tháng 10/2023 vào thứ năm. Kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu được dự báo sẽ tăng lần lượt 5,9% và 5,2% so với cùng kỳ, so với tăng lần lượt 2,1% và 0,3% trong tháng 9/2023.
 
Ngoài ra, thương mại được dự báo sẽ vẫn ghi nhận thặng dư trong tháng thứ 17 liên tiếp. Trong khi đó, tỷ giá USD/VND giao ngay (niêm yết tại VCB) giảm xuống 24.505 (giảm 0.163%), kết thúc áp lực tăng sau 4 tuần liên tiếp. Trong khi đó, chỉ số VN Index tăng 3,3% (so với giảm 4,7% trong tuần trước đó), đóng cửa tại 1.076,78.
 
Hoạt động thương mại
 
Trong tháng 10/2023, kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu được dự báo sẽ tăng lần lượt 5,9% và 5,2% so với cùng kỳ, so với tăng lần lượt 2,1% và 0,3% trong tháng 9/2023. Thặng dư thương mại ước tính đạt 3 tỷ USD trong tháng, tương đương thặng dư 24,6 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2023, mức cao kỷ lục trong giai đoạn 10 tháng (Biểu đồ 2).
 
 
Cập nhật hàng tuần xu hướng thị trường chứng khoán và biến động tỷ giá
 
HSC cập nhật xu hướng thị trường chứng khoán và biến động tỷ giá trong Biểu đồ 3 & 4.