Vĩ mô đầu tuần: Số liệu việc làm ở Mỹ và hoạt động thương mại tại Trung Quốc

                                                                          Nguồn: HSC

Số liệu việc làm ở Mỹ và hoạt động thương mại tại Trung Quốc

 

 

 

  • Theo báo cáo việc làm tại Mỹ, số lượng việc làm phi nông nghiệp được dự báo sẽ tăng 200.000 việc làm trong tháng 2/2024, với tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức 3,7%, trong khi tăng trưởng tiền lương hàng tháng được dự báo hạ nhiệt xuống tăng 0,3% so với tháng trước (tương đương tăng 4,4% so với cùng kỳ).
  • ECB nhiều khả năng sẽ giữ nguyên lãi suất điều hành do lạm phát cao hơn kỳ vọng (tăng 2,6% so với cùng kỳ trong tháng 1/2024).
  • Kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu 2 tháng đầu năm của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng nhẹ, trong khi lạm phát được dự báo sẽ hồi phục lên 0,4% so với cùng kỳ trong tháng 2/2024, một phần do chi tiêu cao trong kỳ nghỉ Tết làm giá nông sản và thịt lợn tăng lên.
 
Những số liệu kinh tế vĩ mô chính công bố trong tuần
 
Tuần này, nhà đầu tư sẽ chú ý tới báo cáo thị trường lao động và chỉ số PMI dịch vụ tháng 1/2024 tại Mỹ, quyết định lãi suất điều hành của ECB. Ngoài ra, sự tập trung cũng sẽ hướng tới số liệu thương mại, lạm phát & và chỉ số PMI dịch vụ tại Trung Quốc.
 
Tại Mỹ, thị trường dự báo số lượng việc làm phi nông nghiệp tăng 200.000 việc làm trong tháng 2/2024 với tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ ổn định ở mức 3,7% trong khi tăng trưởng tiền lương hàng tháng hạ nhiệt xuống tăng 0,3% so với tháng trước. Tại khu vực Eurozone, ECB nhiều khả năng sẽ giữ nguyên lãi suất điều hành do lạm phát cao hơn dự báo với ước tính sơ bộ cho thấy lạm phát hạ nhiệt xuống 2,6% so với cùng kỳ trong tháng 2/2024. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, hoạt động thương mại 2 tháng đầu năm là số liệu quan trọng cần chú ý với kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu được dự báo sẽ tăng nhẹ và lạm phát hồi phục lên 0,4% so với cùng kỳ trong tháng 2/2024, một phần do chi tiêu trong kỳ nghỉ Tết làm giá nông sản và thịt lợn tăng lên.
 
Tại Việt Nam, tỷ giá USD/VND giao ngay (niêm yết tại VCB) tăng lên 24.625 (tăng 0,081%), cho thấy áp lực gia tăng lên đồng VND trong tuần thứ 4 liên tiếp. Trong khi đó, chỉ số VN Index tăng 3,8% (so với tăng 0,2% trong tuần trước đó), đóng cửa tại 1.258,28 điểm.
 
Thế giới
 
Tuần này, nhà đầu tư sẽ hướng tới báo cáo thị trường lao động và chỉ số PMI dịch vụ tháng 1/2024 tại Mỹ, quyết định lãi suất điều hành của ECB và số liệu thương mại, lạm phát & và chỉ số PMI dịch vụ tại Trung Quốc.
 
Mỹ
 
Thị trường lao động
 
Thị trường dự báo số lượng việc làm phi nông nghiệp tăng 200.000 việc làm trong tháng 2/2024, giảm mạnh từ 353.000 việc làm mới trong tháng 1/2024. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ ổn định ở mức 3,7% với tăng trưởng tiền lương hàng tháng hạ nhiệt xuống tăng 0,3% so với tháng trước (tương đương tăng 4,4% so với cùng kỳ) so với tăng 0,6% so với tháng trước (tương đương tăng 4,5% so với cùng kỳ).
 
Khu vực Eurozone
 
Lãi suất điều hành của ECB
 
Tại khu vực Eurozone, ECB được dự báo sẽ giữ nguyên lãi suất do lạm phát cao hơn dự báo khiến các nhà hoạch định chính sách thận trọng hơn đối với chính sách tiền tệ.
 
Số liệu sơ bộ cho thấy lạm phát tại khu vực Eurozone hạ nhiệt xuống tăng 2,6% so với cùng kỳ trong tháng 2/2024 từ tăng 2,8% so với cùng kỳ trong tháng trước và so với dự báo của thị trường là tăng 2,5% so với cùng kỳ.
 
Trung Quốc
 
Hoạt động thương mại
 
Hoạt động thương mại 2 tháng đầu năm sẽ được chú ý với kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu tăng nhẹ. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc giảm 4,6% so với cùng kỳ xuống 3,38 nghìn tỷ USD trong năm 2023, lần giảm đầu tiên kể từ năm 2016, so với tăng trưởng 7% trong năm 2022. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu sang khu vực Eurozone và Mỹ giảm hơn 10% so với cùng kỳ nhưng kim ngạch xuất khẩu sang Nga tăng trưởng mạnh 46,9%. Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu sụt giảm, nhưng kim ngạch xuất khẩu ô tô và đất hiếm tăng trưởng lần lượt 69% và 7,3% nhờ giá cả cạnh tranh và nhu cầu từ các doanh nghiệp sản xuất xe điện toàn cầu ngày càng gia tăng.
 
Lạm phát
 
Lạm phát của Trung Quốc được dự báo sẽ hồi phục lên 0,4% trong tháng 2/2024, một phần do đợt nghỉ Tết Nguyên đán làm tăng giá nông sản và thịt lợn. Ngoài ra, du lịch nội địa và chi tiêu tăng cao kỷ lục trong kỳ nghỉ lễ đã khiến lạm phát cơ bản tăng lên. Trong tháng trước, CPI của Trung Quốc giảm 0,8% so với cùng kỳ, mức giảm mạnh nhất trong 14 năm qua và giảm mạnh hơn so với dự báo của thị trường (giảm 0,5% so với cùng kỳ). Đây cũng là tháng giảm thứ 4 liên tiếp của lạm phát, đợt sụt giảm kéo dài nhất kể từ tháng 10/2009. Giá thực phẩm giảm kỷ lục 5,9% so với cùng kỳ. Lạm phát cơ bản, không bao gồm thực phẩm & năng lượng, tăng 0,4% so với cùng kỳ, mức tăng yếu nhất kể từ tháng 6/2023.
 
 
Việt Nam
 
Tỷ giá USD/VND giao ngay (niêm yết tại VCB) tăng lên 24.625 (tăng 0,081%), cho thấy áp lực gia tăng lên đồng VND trong tuần thứ 4 liên tiếp. Trong khi đó, chỉ số VN Index tăng 3,8% (so với tăng 0,2% trong tuần trước đó), đóng cửa tại 1.258,28 điểm.
 
Cập nhật hàng tuần xu hướng thị trường chứng khoán và biến động tỷ giá
 
HSC cập nhật xu hướng thị trường chứng khoán và biến động tỷ giá trong Biểu đồ 3 và 4.