Vĩ mô đầu tuần: Tập trung vào CPI tháng 12/2022 tại Mỹ

Nguồn: HSC

Tập trung vào CPI tháng 12/2022 tại Mỹ

 

 

Tóm tắt

  • CPI tháng 12/2022 tại Mỹ được dự báo sẽ đi ngang so với tháng trước, tương đương tăng 6,6% so với cùng kỳ so với tăng 7,1% so với cùng kỳ trong tháng 11/2022, mức tăng thấp nhất kể từ tháng 10/2021.
  • Tại Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu được dự báo sẽ đi ngang so với cùng kỳ trong tháng 12/2022 do dịch COVID-19 lan rộng ảnh hưởng tới nền kinh tế. Trong khi đó, CPI tại Trung Quốc được dự báo sẽ tăng 1,8% so với cùng kỳ trong tháng 12/2022, trước kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán.
  • Tại Việt Nam, số liệu thương mại có mức độ tương quan lớn với xu hướng suy yếu tại Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu được dự báo sẽ giảm 14% so với cùng kỳ, so với giảm 8,9% so với cùng kỳ trong tháng 11/2022, trong khi kim ngạch nhập khẩu được dự báo sẽ giảm 8,1% so với cùng kỳ, so với giảm 7,7% so với cùng kỳ trong tháng 11/2022.

Các số liệu kinh tế vĩ mô chính công bố trong tuần

Số liệu CPI tháng 12/2022 tại Mỹ sẽ là sự kiện chính trong tuần này.

Thị trường kỳ vọng lạm phát tại Mỹ sẽ tăng chậm lại ở mức 6,5% so với cùng kỳ trong tháng 12/2022, củng cố kỳ vọng Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất trong kỳ họp tháng 2/2023.

Tại châu Á, số liệu thương mại tại Trung Quốc sẽ được chú ý với những thông tin chi tiết về ảnh hưởng của dịch COVID-19 tới nền kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu được dự báo sẽ giảm lần lượt 3,2% và 4,4% so với cùng kỳ trong tháng 12/2022.

Tổng cục Hải quan sẽ công bố số liệu thương mại tháng 12/2022 vào thứ hai. Kim ngạch xuất khẩu được dự báo sẽ giảm 14% so với cùng kỳ, so với mức giảm 8,9% so với cùng kỳ trong tháng 11/2022.

Ngoài ra, tỷ giá USD/VND giao ngay (niêm yết tại VCB) giảm xuống 23.485 (giảm 0,508%), cho thấy áp lực lên thị trường ngoại hối giảm trong tuần thứ 2 liên tiếp. Trong khi đó, chỉ số VNIndex tăng 4,2% (so với giảm 1,3% trong tuần trước), đóng cửa tại 1.051,44.

Mỹ

  • CPI tháng 12/2022

CPI tháng 12/2022 tại Mỹ được dự báo sẽ giảm tốc trong tháng thứ 6 liên tiếp, ở mức 6,5% so với cùng kỳ.

Trong tháng 11/2022, CPI tăng chậm lại ở mức 7,1% so với cùng kỳ, so với mức tăng 7,7% so với cùng kỳ trong tháng 10/2022. Chi phí năng lượng tăng chậm lại 13,1% so với cùng kỳ, nhờ một số mặt hàng tăng chậm lại so với cùng kỳ bao gồm xăng (tăng 10,1% so với cùng kỳ), nhiên liệu (tăng 65,7% so với cùng kỳ) và điện (tăng 13,7% so với cùng kỳ). Ngoài ra, giá lương thực cũng tăng chậm lại (tăng 10,6% so với cùng kỳ), trong khi giá xe tải và ô tô đã qua sử dụng giảm 3,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chi phí nhà ở tăng tốc (tăng 7,1% so với cùng kỳ). Mặc dù tốc độ tăng chậm hơn so với kỳ vọng, lạm phát cả năm vẫn cao hơn mục tiêu của Fed (2%) hơn 3 lần bất chấp nỗ lực tăng mạnh lãi suất trong năm 2022.

  • Niềm tin tiêu dùng tháng 1/2023

Niềm tin tiêu dùng tại Mỹ được dự báo sẽ cải thiện nhẹ vào đầu năm mới.

Vào cuối năm 2022, niềm tin tiêu dùng tại MỸ được chỉnh tăng lên 59,7, so với 56,8 trong tháng 11/2022. Trong khi đó, lạm phát kỳ vọng trong năm 2023 được điều chỉnh giảm xuống 4,4%, so với 4,6% trong ước tính sơ bộ trong khi triển vọng lạm phát 5 năm điều chỉnh giảm xuống 2,9%, so với 3% trước đó.

Trung Quốc

  • CPI tháng 12/2022

Lạm phát tại Trung Quốc được dự báo sẽ tăng nhẹ ở mức 1,8% so với cùng kỳ, do mức nền thấp.

Trong tháng 11/2022, CPI tăng chậm lại ở mức 1,6% so với cùng kỳ, so với 2,1% so với cùng kỳ trong tháng 10/2022, mức tăng chậm nhất kể từ tháng 3/2022, chủ yếu do chi phí thực phẩm giảm tốc mạnh (tăng 3,7% so với cùng kỳ), do giá thịt lợn tiếp tục hạ nhiệt sau khi chính quyền Trung Quốc mở kho dự trữ thịt lợn quốc gia.

  • Hoạt động thương mại tháng 12/2022

Thị trường dự báo kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm 3,2% so với cùng kỳ trong tháng 12/2022. Số liệu PMI mới nhất cho thấy nhu cầu quốc tế đã chững lại; chỉ số PMI sản xuất của Mỹ, do Markit công bố, giảm xuống mức thấp nhất trong 31 tháng trong tháng 12/2022, ở mức 46,2 trong khi chỉ số PMI sản xuất tại khu vực Eurozone vẫn sụt giảm trong tháng thứ 6 liên tiếp.

Lưu ý, trong tháng 11/2022, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc giảm 8,7% so với cùng kỳ, mạnh hơn so với dự báo của thị trường là 3,5%. Đây là tháng giảm thứ 2 liên tiếp và là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 2/2020 trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu suy yếu do lạm phát tăng cao và chính sách thắt chặt tiền tệ tại các nền kinh tế lớn do tình trạng gián đoạn sản xuất kéo dài. Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ giảm 25,43% so với cùng kỳ, tháng giảm thứ 4 liên tiếp, trong khi kim ngạch xuất khẩu tại khu vực Eurozone giảm 10,62% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc cũng giảm lần lượt 5,6% và 11,9% so với cùng kỳ. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu sang Nga, khu vực ASEAN và Úc tăng lần lượt 17,9%, 5,2% và 7,2% so với cùng kỳ.

Việt Nam

Tổng cục Hải quan sẽ công bố số liệu thương mại tháng 12/2022 vào thứ hai. Kim ngạch xuất khẩu được dự báo sẽ giảm 14% so với cùng kỳ, so với mức giảm 8,9% so với cùng kỳ trong tháng 11/2022. Ngoài ra, tỷ giá USD/VND giao ngay (niêm yết tại VCB) giảm xuống 23.485 (giảm 0,508%), cho thấy áp lực lên thị trường ngoại hối giảm trong tuần thứ 2 liên tiếp. Trong khi đó, chỉ số VNIndex tăng 4,2% (so với giảm 1,3% trong tuần trước), đóng cửa tại 1.051,44.

  • Hoạt động thương mại

Trong tháng 12/2022, kim ngạch xuất khẩu được dự báo sẽ giảm 14% so với cùng kỳ, so với giảm 8,9% so với cùng kỳ trong tháng 11/2022, trong khi kim ngạch nhập khẩu được dự báo sẽ giảm 8,1% so với cùng kỳ, so với giảm 7,7% so với cùng kỳ trong tháng 11/2022. Theo ước tính sơ bộ của Tổng cục Thống kê, thặng dư thương mại trong tháng 12/2022 đạt 0,5 tỷ USD, tương đương thặng dư 11,2 tỷ USD trong cả năm 2022, so với thặng dư 3,3 tỷ USD trong năm 2021.