Nguồn: VCSC
Nhu cầu mạnh, nguồn cung thắt chặt giúp lợi nhuận đạt mức cao kỷ lục mới
Ngoài đà phục hồi nhu cầu sau dịch COVID-19, xung đột Ukraine-Nga có thể thúc đẩy nhu cầu đối với cá tra. Nga là một trong những nước xuất khẩu cá thịt trắng đánh bắt tự nhiên lớn nhất thế giới (21% tổng lượng cá thịt trắng xuất khẩu toàn cầu vào năm 2020, theo Trung tâm Thương mại Quốc tế của LHQ) như cá minh thái và cá tuyết, các sản phẩm cạnh tranh với cá tra. Trong bối cảnh xung đột giữa Nga-Ukraine, xuất khẩu của Nga có thể bị gián đoạn bởi các lệnh trừng phạt và tẩy chay, điều này sẽ làm tăng giá cá thịt trắng và thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm thay thế như cá tra, sẽ có tác động tích cực đến giá xuất khẩu cá tra.
Bối cảnh cung - cầu tích cực giúp tăng giá bán cá tra nguyên liệu và philê. Vào đầu tháng 5/2022, giá cá tra nguyên liệu của Việt Nam đã tăng 33% so với đầu năm và 45% YoY lên 1,4 USD/kg trong bối cảnh nhu cầu phục hồi - đặc biệt là ở Mỹ - và nguồn cung cá tra của Việt Nam sụt giảm. Nguyên nhân thứ hai là do các gián đoạn liên quan đến dịch COVID-19 đối với hoạt động sản xuất cá tra trong năm 2021 (như hoạt động nuôi và chế biến bị gián đoạn) cũng như chi phí thức ăn cao hơn. Theo quan điểm của chúng tôi, nguồn cung cá tra Việt Nam sẽ không phục hồi hoàn toàn cho đến năm 2023. Trong bối cảnh đó, chúng tôi tin rằng lợi nhuận từ cá philê của VHC sẽ tăng lên – mặc dù giá cá nguyên liệu cao hơn - do chúng tôi dự báo giá bán cá tra philê trong năm 2022 của VHC sẽ tăng lên 4,3 USD/kg trong năm 2022 (3,5 USD/kg trong báo cáo trước đây của chúng tôi) từ 3,5 USD/kg vào năm 2021.
Hoạt động kinh doanh C&G của VHC đã sẵn sàng phục hồi nhờ các nền kinh tế tại Châu Á - thị trường chính của VHC - dần mở cửa trở lại. Chúng tôi kỳ vọng doanh số bán hàng mảng C&G sẽ tăng 24% vào năm 2022 so với mức tăng trưởng 10% của năm 2021 nhờ nhu cầu tăng mạnh hơn đối với các sản phẩm làm đẹp và tương ứng là collagen.